'Điểm mặt' siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á


Kính gửi các game thủ vệ thần

'Điểm mặt' siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á

 Tiêm kích tàng hình F-22, máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B, B-2, tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington… đều tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Cùng với chiến lược xoay trục về châu Á, gần đây quân đội Mỹ đang đẩy nhanh các bước "hướng Đông” trọng tâm chiến lược toàn cầu, các loại vũ khí tấn công chiến lược của quân đội Mỹ cũng được điều động liên tục tới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang mới đây đã vô tình trao cho Mỹ lý do tuyệt vời để triển khai các loại quân bị tối tân như chiến đấu cơ tàng hình 'chim ăn thịt' F-22, 'pháo đài bay' B-52, máy bay oanh tạc B-1B, máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit, các tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn lớp Aegis và tàu ngầm hạt nhân chiến lược áp sát khu vực này.

Nhiều chuyên gia đã thẳng thừng nhận xét rằng mục tiêu của Mỹ không phải một Triều Tiên nghèo khó, yếu ớt mà sâu xa chính là việc hình thành vòng vây kiềm tỏa đối thủ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc. Có thể việc Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng trước tiên chính Mỹ đã chủ ý đến và làm thay đổi quy tắc trò chơi.

'Chim ăn thịt' F-22 tham gia vòng vây

Khi báo chí đang xôn xao về sự ra đời máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, ngày 7/1/2011 không quân Mỹ loan báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena của quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.


Máy bay tàng hình siêu âm F-22 của Không quân Mỹ.

Thời gian bố trí lần này là 4 tháng. Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai tạm thời lần này "là để làm nổi bật sự tham gia của Mỹ đối với (công việc phòng vệ của) đối tác quan trọng Nhật Bản, thể hiện quyết tâm bảo đảm ổn định và an ninh của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương".

Các nhà phân tích cho rằng, với tư cách là lực lượng đột kích không chiến của quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện thường xuyên ở Okinawa, nhằm hình thành sự răn đe chiến lược đối với các nước có liên quan, tiến tới đặt nền tảng cho việc giành lấy quyền kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương cho quân đội Mỹ.

Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.

Tháng 1/2009, 12 máy bay F-22 lần đầu tiên đóng tại Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường ưu thế sức mạnh quân sự cho Quân đội Mỹ. So với căn cứ Kadena, Guam cách lục địa châu Á xa hơn, ở mức độ lớn có thể tránh được sự tấn công của không quân các nước châu Á.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B.

Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu trên không, máy bay F-22 có hành trình gần 4.000 km lại có thể độc lập trực tiếp xâm nhập, trực tiếp tấn công các mục tiêu mặt đất ở lục địa châu Á, từ đó tạo ra ưu thế đối với các nước châu Á.

Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay ném bom chiến lược này có thể mang theo một lượng lớn bom đạn, có thể triển khai hành động 24/24 giờ trong bất kỳ thời tiết nào.

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, B-3 sẽ ra đời vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

'Bảo kiếm' tàu ngầm nguyên tử
"Con bài" tàu sân bay
"Gươm súng sẵn sàng' ở Đông Á

Vê thần online - Mu phiên bản mobile

0 comments: